Hiện nay, chắc hẳn ai cũng biết đến bản đồ nhà đất. Vậy bản đồ nhà đất là gì? Vai trò cơ bản của bản đồ nhà đất?. Những thủ tục đo vẽ bản đồ hiện trạng vị trí của nhà đất?. Nội dung dưới đây Nhadat.Top sẽ giải đáp những vấn đề trên.

Bản đồ nhà đất

1. Bản đồ nhà đất là gì?

- Là bản vẽ thể hiện các ranh giới, mốc giới và diện tích chính xác của các lô đất, thửa đất trên thực tế.

- Bản vẽ này thể hiện đúng tình hình sử dụng đất và được lập ra dựa trên những cơ sở và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Để có được bản vẽ sơ đồ thì bạn cần thực hiện quá trình đo đạc địa chính trên thực tế.

2. Vai trò cơ bản của bản đồ nhà đất

- Bản đồ nhà đất là nơi hỗ trợ tài liệu và phục vụ cho các yêu cầu liên quan đến việc quản lý đất đai.

- Là công cụ thể hiện chính xác các thông tin cơ bản về vị trí, ranh giới, diện tích và loại đất.

- Là công cụ nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng như kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mỗi năm

- Làm tài liệu tham khảo cho những ban ngành có liên quan, đặc biệt là những ban ngành cần nhiều quỹ đất như Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

3. Các thủ tục lập bản vẽ sơ đồ nhà đất

- Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những thủ tục lập bản vẽ khác nhau cụ thể như:

3.1 Lập bản vẽ tại nơi đã có bản đồ địa chính và có tọa độ rõ ràng

Bước 1: Bạn liên hệ với cơ quan cấp quận/huyện

+ Người có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận sẽ liên hệ và làm thủ tục tại cơ quan cấp quận/huyện.

Ảnh Bản vẽ tại nơi có bản đồ địa chính và có tọa độ rõ ràng

+ Quận/huyện sẽ căn cứ vào bản đồ địa chính để cung cấp cho người có nhu cầu hồ sơ kỹ thuật của lô/thửa đất.

+ Bạn liên hệ với đơn vị có chức năng đo đạc địa chính để làm hợp đồng thực hiện đo đạc và lập bản vẽ.

+ Kiểm tra nội dung, ký xác nhận và chuyển bản vẽ lên quận/huyện cùng với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.

Bước 2: Bản vẽ được kiểm tra và xét duyệt để ký giấy chứng nhận

+ Cấp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nội dung bản đồ hiện trạng, các yếu tố liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng

+ Tổ chức thực hiện kết hợp giữa hồ sơ kỹ thuật tương ứng với bản vẽ hiện trạng để thành lập bản vẽ sơ đồ sẽ được thể hiện trên giấy chứng nhận

+ Quận/huyện trình hồ sơ lên Thành phố xét duyệt để ký và cấp giấy chứng nhận cho bạn

3.2 Lập bản vẽ tại nơi chưa có bản đồ địa chính, có tọa độ

Bước 1: Lên cơ quan có thẩm quyền tại quận/huyện để được hướng dẫn

+ Quận/huyện sẽ hướng dẫn bạn làm hợp đồng với đơn vị có chức năng địa chính để lập bản đồ hiện trạng vị trí đất và bản vẽ hiện trường nhà. Bạn nên giao cho cùng một đơn vị để tiết kiệm thời gian và số liệu được thống nhất

+ Đơn vị địa chính cần liên hệ với quận/huyện để thu thập các thông tin quy hoạch để tiến hành đo đạc bản đồ

+ Bạn kiểm tra, ký xác nhận trên bản vẽ và nộp các thông tin liên quan cho quận/huyện

Bước 2: Kiểm tra và xét duyệt giấy chứng nhận

Ở bước này thì trình tự thủ tục cũng tương tự như trường hợp đã có bản đồ địa chính có tọa độ.

3.3 lập bản vẽ tại nơi đang đo đạc lập bản đồ địa chính có tọa độ

- Đối với trường hợp này, quận/huyện sẽ phối hợp chung với đơn vị đo đạc đang đo vẽ bản đồ địa chính. Hai bên sẽ thực hiện song song việc đo đạc, lập bản vẽ hiện trạng nhà. Như thế, khi xong bản đồ địa chính, sẽ có luôn hồ sơ kỹ thuật của thửa/lô đất và cả bản vẽ hiện trạng nhà.

4. Quy trình đo bản vẽ nhà đất một cách chuẩn xác nhất

Để lập bản vẽ sơ đồ chính xác nhất, đơn vị đo đạc sẽ phải thực hiện theo đúng quy trình chuyên nghiệp dưới đây:

Ảnh Đo bản vẽ nhà đất chuẩn xác nhất phải thực hiện đúng quy trình

+ Bạn liên hệ với công ty có chức năng đo đạc bản đồ, cung cấp thông tin và hướng dẫn vị trí đất thực tế.

+ Công ty sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tiến hành đo đạc theo thực tế. Ở đây, đơn vị đo đạc sẽ sử dụng máy điện tử 3 chân để giúp xác định được vị trí của đất đúng với tọa độ quản lý chung.

+ Trích xuất file tọa độ một cách chuẩn xác nhất và tiến hành biên tập, vẽ lại hiện trạng vị trí.

+ Hoàn tất bản vẽ và hướng dẫn bạn các quy trình thủ tục và giấy tờ liên quan để hoàn tất thủ tục được nhanh.

+ Hoàn thiện bản vẽ cùng hồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Đăng ký đất đai và chờ kết quả.

Qua những chia sẻ trên, Nhadat.Top mong rằng sẽ giúp các bạn phần nào hiểu về bản đồ nhà đất, cũng như vai trò của bản đồ nhà đất.